Những câu hỏi liên quan
Thảo Phương
Xem chi tiết
Trịnh Hoàng Duy Khánh
1 tháng 9 2023 lúc 7:34

Tham Khảo

Nhận xét về Nguyễn Huy Tưởng và vở kịch Vũ Như Tô, Phạm Vĩnh Cư viết: “Trong cuộc đời mình, Nguyễn Huy tưởng đã sáng tác nhiều vở kịch, trong đó “Vũ Như Tô ” là tác phẩm bi kịch duy nhất và đích thực của Nguyễn Huy Tưởng. Nó đáp ứng đầy đủ và khá hoàn hảo mọi yêu cầu, mọi tiêu chí của một thể loại văn học mà mỹ học Châu Âu xưa nay có lí do coi là thể cao quý và khó nhất” ( “Trong cuộc đời mình, Nguyễn Huy tưởng đã sáng tác nhiều vở kịch, trong đó “Vũ Như Tô ” là tác phẩm bi kịch duy nhất và đích thực của Nguyễn Huy Tưởng. Nó đáp ứng đầy đủ và khá hoàn hảo mọi yêu cầu, mọi tiêu chí của một thể loại văn học mà mỹ học Châu Âu xưa nay có lí do coi là thể cao quý và khó nhất”.

Khi dàn dựng vở kịch “Vũ Như Tô” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, đạo diễn Phạm Thị Thành nhận xét: “Vũ Như Tô là một trong những vở kịch sâu sắc và hoàn chỉnh nhất của Việt Nam”.Phạm Vĩnh Cư sau khi đã dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu vở kịch đã đánh giá: “Vũ Như Tô là tác phẩm bi kịch duy nhất và đích thực của Nguyễn Huy Tưởng. Nó đáp ứng đầy đủ và khá hoàn hảo mọi yêu cầu, mọi tiêu chí của một thể loại văn học mà mĩ học châu Âu xưa nay có lý do coi là thể loại cao quý nhất và khó nhất. Sáng tạo được những bi kịch thực thụ tức là sánh ngang với Eschyle, Sophocle, Shakespeare, Corneille, Racine – mơ ước của hàng trăm, hàng ngàn người viết kịch trên khắp thế giới trong ba thế kỷ nay. Điều đó làm cho chúng ta thêm tự hào về thành công rực rỡ của nhà viết kịch Việt Nam Nguyễn Huy Tưởng”. Những đánh giá nhận xét này phần nào giúp chúng ta nhận thấy được vai trò và vị trí vinh quang của Nguyễn Huy Tưởng, cũng như vở kịch “Vũ Như Tô” trong nền kịch Việt Nam

Điều em tâm đắc nhất khi đọc văn bản “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”  đó là màu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thân của dân được Nguyễn Huy Tưởng giải quyết bằng cách để quần chúng nổi loạn trừng trị đích đáng bè lũ bạo chúa Lê Tương Dực, đốt Cửu Trùng Đài và giết Vũ Như Tô, Đan Thiềm. Nghĩa là lợi ích của nhân dân phải đặt lên trên hết. Bởi vì nhân dân, đất nước, dân tộc là một. Lợi ích của nghệ thuật phải hi sinh vì lợi ích của đời sông con người. Trong cơn giận dữ của quần chúng cái chết của Vũ Như Tô là không thể tránh khỏi. Người đời sau đều thấy việc giết Lê Tương Dực là đúng, tạm hoãn xây Cửu Trùng Đài trong lúc muôn dân đói khổ là đúng, nhưng việc giết Vũ Như Tô là quá tay và việc phá hủy Cửu Trùng Đài là không cần thiết. Nguyễn Huy Tưởng cũng vậy. Nhà văn tả quần chúng giận dữ giết Vũ Như Tô, Đan Thiềm, đôt phá Cửu Trùng Đài và ông cũng có lời tiếc thương những thiên tài nghệ thuật: Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm (Lời đề từ Vũ Như Tô).

Muốn phản ánh đời sống trong tính khách quan, tác phẩm tự sự và kịch phải dựa vào một hệ thống sự kiện, biến cố được tổ chức thành cốt truyện. Diễn biến của hệ thống sự kiện tạo thành cốt truyện trong kịch Vũ Như Tô để dẫn đến cốt truyện đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”có thể tóm tắt như thế này: Để thỏa thú hưởng lạc xa hoa, Lê Tương Dực cho đóng cũi, giải Vũ Như Tô về triều, lệnh cho xây Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô có ý chống đối, nhưng rồi thuận lòng vào việc vì được Đan Thiềm khích lệ, cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ trỗi dậy. Vũ Như Tô muốn đem tài năng ra xây dựng cho đất nước một kì công nghệ thuật. Tể tướng Trịnh Duy Sản muốn can ngăn vua, xin đuổi Như Tô, bãi Cửu Trùng Đài, thải thợ vì xây Cửu Trùng Đài là mầm họa của quốc gia. Cửu Trùng Đài cứ được khởi công. Vua ban chiếu huy động nhân tài vật lực cả nước. Nửa năm sau người ta có thể thấy một Cửu Trùng Đài tráng lệ, song dân thì oán vua, oán Vũ Như Tô, xem ông là thủ phạm. Cuối cùng Trịnh Duy Sản khởi loạn giết vua, bắt Vũ Như Tô, Đan Thiềm, giết bọn cung nữ, dân chúng nổi lên đốt Cửu Trùng Đài (Hồi V – Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”).

Vì vậy, phải chăng khi viết “Vũ Như Tô”, Nguyễn Huy Tưởng đã nhận ra điều này và chút ít gửi gắm những nhắc nhở rằng chúng ta phải biết làm gì trước những công trình văn hóa mang “tầm trăng sao” của dân tộc.

Bình luận (0)
Lê Phan Bảo Khanh
1 tháng 9 2023 lúc 8:51

Tham khảo

"Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" là một phân đoạn trong kịch "Vũ Như Tô" của Nguyễn Huy Tưởng. Trong phần này, tôi cảm thấy tâm đắc nhất là sự tình cảm và lòng trung thành của nhân vật Cửu Trùng Đài đối với Vũ Như Tô.

Trong hoàn cảnh này, Cửu Trùng Đài đã từ bỏ mọi thứ để đồng hành với Vũ Như Tô trong cuộc hành trình khó khăn và nguy hiểm. Dù biết rằng Vũ Như Tô là một tên tội phạm, Cửu Trùng Đài không chán ghét hay từ bỏ mà ngược lại, anh ta tỏ ra một lòng trung thành và sẵn sàng hy sinh cho Vũ Như Tô.

Điều này thể hiện sự khắc sâu tình bạn và lòng đồng cảm của Cửu Trùng Đài dành cho Vũ Như Tô. Dù Vũ Như Tô đã phạm tội và bị khởi tố, Cửu Trùng Đài không chỉ nhìn vào cái xấu mà tìm hiểu và đánh giá con người thật sự của Vũ Như Tô. Anh ta tìm thấy những phẩm chất tốt đẹp và niềm tin vào khả năng thay đổi của Vũ Như Tô.

Điều này cho thấy một thông điệp sâu sắc về khả năng của con người để thay đổi, để cải thiện và để đạt được sự cứu rỗi. Tình cảm và lòng trung thành của Cửu Trùng Đài đối với Vũ Như Tô là một hình ảnh đẹp về tình người và sự hy sinh, và nó gợi lên một cảm giác ấm áp và động lòng khi đọc văn bản này.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 1 2019 lúc 7:07

Mâu thuẫn của vở kịch: nhân dân lầm than với hôn quân bạo chúa và bọn phe cánh, đã được giải quyết triệu để (Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ tự sát, cung nữ bị bắt bớ)

Mâu thuẫn giữa quan điểm nghệ thuật cao siêu với lợi ích thiết thực, với thực trạng đói khổ của nhân dân, mâu thuẫn này chưa được giải quyết triệt để.

+ Vũ Như Tô tới khi chết vẫn không nhận ra lỗi lầm của mình

+ Vũ Như Tô có tội hay có công, Vũ Như Tô đúng hay những người giết Vũ Như Tô đúng

+ Tác giả thể hiện sự băn khoăn qua lời đề từ, bởi tác giả cùng một bệnh với Đan Thiềm

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Toru
31 tháng 8 2023 lúc 10:36

- Theo em, trong văn bản kịch Vũ Như Tô và đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài có thể nói tới những chủ đề như:

+ Tài năng cùng phẩm chất tốt đẹp và tâm huyết, ước mơ của Vũ Như Tô.

+ Sự trung thành và sự ngưỡng mộ cái tài của Đan Thiềm dành cho Vũ Như Tô.

+ Nguyên nhân Vũ Như Tô bị mọi người căm hận và cái kết của Cửu Trùng Đài.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
30 tháng 1 lúc 20:22

- Bi kịch Vũ Như Tô có nhiều chủ đề.

+ Chủ đề 1: Phản ánh mâu thuẫn giữa triều đình với phe khởi loạn; giữa nhân dân với hôn quân bạo chúa Lê Tương Dực.

+ Chủ đề 2: Thể hiện tình cảnh ngang trái và số phận bi thương của người nghệ sĩ giàu tài năng, khát vọng nhưng bị dân chúng, người đời hiểu lầm và oán giận.

+ Chủ đề 3: Ngợi ca những tâm hồn tri kỉ.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Trịnh Hoàng Duy Khánh
31 tháng 8 2023 lúc 11:09

Tham Khảo

Từ những trải nghiệm khi đọc Vũ Như Tô và đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, em thấy nhận định trên của Giáo sư Trần Đình Hượu có một phần đúng, một phần không đúng:

+ Qua văn bản thì có thể thấy nhận định trên là hoàn toàn đúng vì khi đó, sức người là chính, để xây được những thứ tráng lệ, huy hoàng thì con người phải hy sinh rất nhiều thứ từ thời gian, của cải đến vật chất, thậm chí là cả tính mạng. Do đó con người ta không say mê cái huyền ảo, kì vĩ.

+ Còn trong thời đại mới, khi đã có sự góp sức cả máy móc, tuy vẫn dùng nhiều sức người nhưng cũng đã đỡ hơn xưa. Con người luôn muốn hướng tới những điều tốt đẹp hơn, mới mẻ hơn nên nhiều công trình to lớn, kì vĩ mới ra đời. Không chỉ phục vụ đời sống con người mà còn góp phần đất nước được phát triển hơn về mọi mặt.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Toru
31 tháng 8 2023 lúc 10:21

- Tác giả: 

+ Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng ở Việt Nam. Ông là cha đẻ của những vở kịch nổi tiếng như: Vũ Như Tô, Bắc Sơn, Sống mãi với Thủ đô,…

+ Nguyễn Huy Tưởng được sinh ra trong một nhà Nho ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc xã Dục Tú huyện Đông Anh, Hà Nội.

+ Nguyễn Huy Tưởng là người sáng lập và giám đốc đầu tiên của nhà xuất bản Kim Đồng.

+ Mặc dù đến với văn chương khá muộn, không có được yếu tố thiên bẩm thế nhưng với sự cố gắng không ngừng nghỉ cùng đam mê của bản thân Nguyễn Huy Tưởng đã gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp văn chương. Văn của ông luôn mộc mạc, giản dị và gần gũi với cuộc sống con người.

+ Trong những trang văn của Nguyễn Huy Tưởng luôn chất chứa đầy chất thơ của cuộc sống cùng với đó là những bài ca về tình yêu thương con người, đồng loại. Nguồn cảm hứng lớn nhất trong các tác phẩm của ông thiên về khai thác lịch sử. Ông viết văn để thể hiện tinh thần yêu nước.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
30 tháng 1 lúc 20:21

- Xung đột giữa các bên:

+ Giữa triều đình Lê Tương Dực với phe khởi loạn.

+ Giữa nhân dân với hôn quân bạo chúa, giữa dân chúng – thợ xây đài với Vũ Như Tô.

+ Giữa thực tế đời sống và lí tưởng sáng tạo nghệ thuật của Vũ Như Tô.

+ Trong quan niệm về cách ứng xử giữa Đan Thiềm và Vũ Như Tô.

- Nhận xét chung:

+ Hồi V là cao trào hội tụ đủ xung đột giữa các phe, tập trung thành xung đột giữa 2 phe: triều đình và khởi loạn; giữa 2 quan niệm: cách ứng xử của Đan Thiềm và của Vũ Như Tô.

+ Xung đột giữa cái cao cả và thấp kém, thấp kém với thấp kém, cao cả và cao cả được thể hiện lồng ghép.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
30 tháng 1 lúc 20:30

Luận điểm

Lí lẽ

Bằng chứng

1. Xung đột mang tính lịch sử

- Vũ Như Tô, nghệ sĩ tài trời đã ngoại tứ tuần mà chưa làm nên sự nghiệp, đứng trước ngã rẽ: hoặc là từ chối thiên chức hoặc là tự sát hoặc tuân lệnh và mượn tay Lê Tương Dực để thực hiện mộng lớn.

- Quyền lợi của quần chúng nhân dân được tác giả bênh vực…để đạt đích.

- Cái quyền sống của nhân dân bioj hi sinh không thương tiếc…

- Ông đòi vua cho mình…với nước ngoài.

- Từ miệng Trịnh Duy Sản … của kịch Vũ Như Tô.

2. Xung đột mang tính nhân loại

Nghệ sĩ mượn tay … đã khắc họa.

 

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
30 tháng 1 lúc 20:39

- Nhân vật lịch sử: Vũ Như Tô, Lê Tương Dực, Trịnh Duy Sản, Trần Cảo…

- Sự kiện lịch sử dưới thời phong kiến khoảng 1516 – 1517: Tháng 4 năm 1516, quân khởi nghĩa Trần Cảo nhân khi kinh thành rối loạn bèn tiến đánh Thăng Long. Cùng lúc đó, Nguyễn Hoằng Dụ đóng quân ở Bồ Đề, được tin Duy Sản giết vua, liền đem quân qua sông, đốt hết phố xá trong kinh thành. Hoằng Dụ còn cho bắt chém Vũ Như Tô rồi mang quân rút khỏi Thăng Long. Đài cũng bị đốt thành tro sau lần đó.

- Yếu tố lịch sử đã được Nguyễn Huy Tưởng đưa vào vở kịch một cách khéo léo, mặc dù viết về lịch sử, những vấn đề mà Nguyễn Huy Tưởng đặt ra trong các sáng tác của mình vẫn luôn luôn mới và làm thao thức người đương thời. Lấy đề tài lịch sử nhưng không nhằm mục đích làm sử mà qua đó, nhà văn xây dựng được bi kịch của một người nghệ sĩ giữa khát vọng và hiện thực xã hội.

Bình luận (0)